Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Đằng sau sự thông thái của bạn



Ngày trước, các sư ông thường có một thói quen thích hành hương từ tăng viện này đến tăng viện khác với mục đích tầm sư học đạo. Các sư thầy thường tiếp đãi học trò của mình bằng chè xanh.

Trong đám các sư sãi trẻ có một chàng thanh niên thông minh khác người và nổi tiếng khắp vùng nhờ kiến thức uyên thâm, trí tuệ minh mẫn.

Có một lần anh chàng thanh niên trẻ tuổi này đến viếng một ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật bản.
Sư trụ trì của ngôi chùa này là một người uyên bác, thông thái. Chàng thanh niên rất kính phục
 con người thông thái đó và khẩn nài xin được làm đồ đệ cho sư thầy.

Người ta dẫn chàng vào vấn an sư thầy. Họ chào hỏi nhau theo đúng thủ tục nhà chùa rồi sau đó ngồi
 vào bàn bắt đầu cuộc đàm đạo.

Chàng thanh niên kể cho sư thầy nghe về những cuộc hành trình của mình, về những điều mà người ta đã dạy cho anh, về khả năng bất khả chiến bại của anh ta trong các buổi đàm đạo với các sư thầy với mục đích đi tìm chân lý. Đó là một câu chuyên thú vị. Sư thầy chăm chú nghe anh ta kể và đôi lúc cũng không giấu nổi sự thán phục về trí tuệ của anh chàng trẻ tuổi này.

Sau khi chú tiểu mang bộ đồ ấm chén đến, sư thầy bắt đầu rót trà đãi khách.

“Con rất muốn được ở lại ngôi chùa này để làm đồ đệ cho sư thầy”, - chàng thanh niên trẻ tuổi nói. Rồi bỗng nhiên anh ta kêu lên thất thanh và đứng bật dậy khỏi ghế - ly trà nóng bỏng tràn đầy đã chảy xuống đùi anh ta!

Sư thầy vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục rót trà vào chiếc ly đã đầy tràn của chàng thanh niên trẻ tuổi. Ly trà cứ thế tràn ra ngoài, chảy xuống bàn, xuống sàn nhà, xuống tấm thảm làm bằng mành sáo.

“Bạch thầy, thầy đang làm cái gì đấy ạ? - anh chàng trẻ tuổi ngạc nhiên kêu lên. – Sư thầy đã làm con bỏng hết rồi, thầy dừng lại ngay đi, ly trà đã tràn đầy hết rồi!”

“Anh đi đi, anh chàng trẻ tuổi ạ, - sư thầy nói. – Ta chẳng còn gì để truyền đạt lại cho con nữa, ly trà của con đã tràn đầy rồi! Nó tràn đầy bằng sự thông thái cũng như sự ngu dốt của con. Con hãy đến đây khi ly trà của con chưa có một thứ nước gì trong đó, chỉ có lúc đó con mới hiểu được những gì ta cần truyền đạt lại cho con”.

Đại bàng hay gà

Có phải bạn đang có một ước mơ?


Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà mà gà thì không thể bay cao".
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình mơ ước của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

Lời khuyên là rất hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Bạn phải biết nhảy ra khỏi đám đông mới có thể đến với một cơ hội tốt cho mình!

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Các cách viết hấp dẫn

1. Miêu tả kích thích tưởng tượng.
2. Lối viết dí dỏm tạo cảm giác thoải mái cho người đọc.
3. Cách viết đắc nhân tâm.
4. Triết lý sâu sắc.

Đây là 4 cách viết mà tui lưu ý ^_^