Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Đằng sau sự thông thái của bạn



Ngày trước, các sư ông thường có một thói quen thích hành hương từ tăng viện này đến tăng viện khác với mục đích tầm sư học đạo. Các sư thầy thường tiếp đãi học trò của mình bằng chè xanh.

Trong đám các sư sãi trẻ có một chàng thanh niên thông minh khác người và nổi tiếng khắp vùng nhờ kiến thức uyên thâm, trí tuệ minh mẫn.

Có một lần anh chàng thanh niên trẻ tuổi này đến viếng một ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật bản.
Sư trụ trì của ngôi chùa này là một người uyên bác, thông thái. Chàng thanh niên rất kính phục
 con người thông thái đó và khẩn nài xin được làm đồ đệ cho sư thầy.

Người ta dẫn chàng vào vấn an sư thầy. Họ chào hỏi nhau theo đúng thủ tục nhà chùa rồi sau đó ngồi
 vào bàn bắt đầu cuộc đàm đạo.

Chàng thanh niên kể cho sư thầy nghe về những cuộc hành trình của mình, về những điều mà người ta đã dạy cho anh, về khả năng bất khả chiến bại của anh ta trong các buổi đàm đạo với các sư thầy với mục đích đi tìm chân lý. Đó là một câu chuyên thú vị. Sư thầy chăm chú nghe anh ta kể và đôi lúc cũng không giấu nổi sự thán phục về trí tuệ của anh chàng trẻ tuổi này.

Sau khi chú tiểu mang bộ đồ ấm chén đến, sư thầy bắt đầu rót trà đãi khách.

“Con rất muốn được ở lại ngôi chùa này để làm đồ đệ cho sư thầy”, - chàng thanh niên trẻ tuổi nói. Rồi bỗng nhiên anh ta kêu lên thất thanh và đứng bật dậy khỏi ghế - ly trà nóng bỏng tràn đầy đã chảy xuống đùi anh ta!

Sư thầy vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục rót trà vào chiếc ly đã đầy tràn của chàng thanh niên trẻ tuổi. Ly trà cứ thế tràn ra ngoài, chảy xuống bàn, xuống sàn nhà, xuống tấm thảm làm bằng mành sáo.

“Bạch thầy, thầy đang làm cái gì đấy ạ? - anh chàng trẻ tuổi ngạc nhiên kêu lên. – Sư thầy đã làm con bỏng hết rồi, thầy dừng lại ngay đi, ly trà đã tràn đầy hết rồi!”

“Anh đi đi, anh chàng trẻ tuổi ạ, - sư thầy nói. – Ta chẳng còn gì để truyền đạt lại cho con nữa, ly trà của con đã tràn đầy rồi! Nó tràn đầy bằng sự thông thái cũng như sự ngu dốt của con. Con hãy đến đây khi ly trà của con chưa có một thứ nước gì trong đó, chỉ có lúc đó con mới hiểu được những gì ta cần truyền đạt lại cho con”.

Đại bàng hay gà

Có phải bạn đang có một ước mơ?


Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà mà gà thì không thể bay cao".
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình mơ ước của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

Lời khuyên là rất hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Bạn phải biết nhảy ra khỏi đám đông mới có thể đến với một cơ hội tốt cho mình!

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Các cách viết hấp dẫn

1. Miêu tả kích thích tưởng tượng.
2. Lối viết dí dỏm tạo cảm giác thoải mái cho người đọc.
3. Cách viết đắc nhân tâm.
4. Triết lý sâu sắc.

Đây là 4 cách viết mà tui lưu ý ^_^

Vài cách mở đề

Vài cách mở đề
Muốn biết xem mở đề như thế nào, hãy tự hỏi:
 - Ai làm gì cho ai?
 - Câu chuyện này thực sự là về gì?
 - Tại sao lại viết về câu chuyện này?
 - Điểm đáng lưu ý nhất của diễn biến đó là gì?
 - Độc giả muốn biết những vấn đề gì nhất về câu chuyện
 - Điều gì trong sự kiện này ảnh hửơng nhất đến độc giả?
 - Nếu bạn viết về một bài diễn văn, hãy tự hỏi: ai nói gì với ai?
 - Nếu bạn viết về một cuộc họp, hãy tự hỏi: đã có hành động gì?

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Nếu bạn cần một phép lạ, hãy biến mình thành phép lạ trước

Nếu bạn cần một phép lạ, thì bạn cần biến mình thành phép lạ trước !

Bạn chỉ nhìn thấy điều mà bạn muốn thấy

Bạn chỉ nhìn thấy điều mà bạn muốn thấy.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Năm học mới, sắm xe SH sướng ơi là sướng...!

Vào năm học mới, pa má Ngây Ngô quyết định bỏ ra một số tiền lớn để sắm một chiếc xe cho Ngây Ngô, bàn qua bàn lại rùi quyết định mua một chiếc SH cho nó sang.

Sau đây mời mọi người cùng rửa xe mới với Ngây Ngô.


SH (Supercup Honda), chiếc này không có phun xăng điện tử.

Gắn thêm phụ tùng thì xe này tha hồ chở bạn gái đi chơi, nhất là shopping, tha hồ mà chứa đồ, hay đi siêu thị...v..v 

 Ngây Ngô
Nguyên bản bởi bằng bạn Tiro trên forum lớp

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Đừng để ký ức trôi qua

Đừng để ký ức trôi qua vụt mất, hãy ghi lại và giúp các bạn khác cảm được cái vui của bạn, biết đâu, đó lại là nguồn sáng duy nhất rọi sáng một ngày ảm đạm của một ai đó? Hay ý tưởng không dùng tới của bạn có thể được thực hiện bởi một ai đó giùm bạn?

Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn cho sống

1. Nhớ rằng tình yêu lớn và những thành công lớn luôn đi cùng với rủi ro lớn.
2. Khi thất bại, đừng quên rút ra bài học.
3. Nhớ 3 chữ R (3 chữ T trongtiếng Việt): Respect for self (Tôn trọng chính mình), Respect for others (Tôn trọng người khác), Responsibility for all your actions (Trách nhiệm với tất cả những hành động của mình).
4. Nhớ rằng không có được cái gì mà bạn muốn đôi khi lại là một may mắn tuyệt vời.
5. Học các nguyên tắc để biết cách phá vỡ chúng đúng mực.
6. Đừng để một tranh cãi nhỏ làm ảnh hưởng đến một tình bạn lớn.
7. Khi bạn nhận ra mình đã mắc lỗi, hãy có những biện pháp để sửa sai ngay.
8. Dành thời gian ở một mình.
9. Mở rộng cánh tay để thay đổi, nhưng đừng quên đi những giá trị của bạn.
10. Nhớ rằng im lặng là câu trả lời tốt nhất.
11. Sống một cuộc đời tốt, đáng trân trọng. Khi về già và hồi tưởng, bạn sẽ có thể cảm nhận điều đó lần thứ hai một cách thích thú.
12. Một không khí tình yêu trong nhà bạn là nền tảng cuộc sống của bạn.
13. Khi bất đồng với những người thân yêu, hãy chỉ giải quyết vấn đề hiện tại. Đừng đem quá khứ ra kể.
14. Chia sẻ kiến thức của bạn. Đó là cách để có sự vĩnh hằng.
15. Hãy nhẹ nhàng với trái đất.
16. Mỗi năm một lần, đi tới một nơi nào đó mà bạn chưa từng đến.
17. Nhớ rằng mối quan hệ tốt nhất là khi tình yêu của bạn cho nhau vượt quá nhu cầu đòi hỏi nhau.
18. Đánh giá thành công của bạn bằng những cái gì mà bạn đã phải bỏ đi để có nó.
19. Đến với tình yêu và nấu nướng với niềm đam mê mãnh liệt.
Hoàng Khánh Hòa dịch.
.
INSTRUCTIONS FOR LIFE
1. Take into account that great love and great achievements involve great risk.
2. When you lose, don’t lose the lesson.
3. Follow the three res. Respect for self, Respect for others, and Responsibility for all your actions.
4. Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck.
5. Learn the rules so you know how to break them properly.
6. Don’t let a little dispute injure a great friendship.
7. When you realize you’ve made a mistake, take immediate steps to correct it.
8. Spend some time alone every day.
9. Open your arms to change, but don’t let go of your values.
10. Remember that silence is sometimes the best answer.
11. Live a good, honorable life. Then when you get older and think back, you’ll be able to enjoy it a second time.
12. A loving atmosphere in your home is the foundation for your life.
13. In disagreements with loved ones, deal only with the current situation. Don’t bring up the past.
14. Share your knowledge. It’s a way to achieve immortality.
15. Be gentle with the earth.
16. Once a year, go someplace you’ve never been before.
17. Remember that the best relationship is one in which your love for each other exceeds your need for each other.
18. Judge your success by what you had to give up in order to get it.
19. Approach love and cooking with reckless abandon.
Đạt lai đạt ma

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Sinh viên mới ra trường và ứng cử viên kinh nghiệm

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường bạn thường sợ cạnh tranh việc không bằng ứng cử viên có kinh nghiệm. Xin thưa đúng là như vậy. Qủa thật "mới ra trường" là điểm yếu của bạn nhưng nó cũng là điểm mạnh của bạn trong nền kinh tế gai góc như hiện nay. Vì sao ư dĩ nhiên mới ra trường lương bạn sẽ rẽ hơn, chưa ai đo được tiềm năng của bạn điều này trái với người kinh nghiệm. Nếu là một nhà tuyển dụng thông minh họ sẽ thấy đầu tư vào những người trẻ mà rẻ còn hơn là dốc hầu bao cho một nhân viên đầy kinh nghiệm nhưng mắc tiền. Minh chứng cho vụ này bạn hãy ngẩng mặt lên nhìn vào bóng đá.

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Lời khuyên của cha

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó.

Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy. 

Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con. 

Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn. 

Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không. 

Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời con lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó. 

Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống. 

Nhiều người đã mua vé số trong cả cuộc đời thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằng muốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả. 

Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau, cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.

Từ Internet

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

Nghệ thuật kể chuyện dẫn dụ

Nghệ thuật kể chuyện dẫn dụ, kích thích đê mê...cuối bài người đọc vỡ òa cảm xúc hay bất ngờ !

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Nháp

Hè này về quê "chống đói". Có thời gian cũng "tình tính tang" ra sau vườn. Đôi khi tức cảnh làm thơ, một chuyện mà có trong "truyền thuyết" đối với tui. Nói là làm thơ cũng không đúng, nói đúng hơn là "mần thơ". Chí phải, người ta làm thơ thì cả một nghệ thuật, còn thơ tui thì "thấy gì phang nấy". Nghĩ lại sao giống "thơ tường thuật" quá dzậy trời. Thế đó mà cũng cả một bài thơ.   

Ngồi đọc lại thấy thơ mình nó mộc mạc, chân chất, sơ khai vô cù

Học bây giờ

Bạn ngày càng “được rót” vào đầu những khái niệm và hệ thống kiến thức phức tạp để “mai sau” có thể giải quyết các vấn đề còn phức tạp hơn, và chưa chắc vẫn đề  đó đã là của bạn.

Trải nghiệm

Trong cuộc sống, có rất nhiều người "trải qua" nhiều việc nhưng đôi khi không phải ai cũng "nghiệm lại" về những việc đó. Kinh nghiệm không có từ "thời gian", mà là từ "thời gian nghiệm lại". Bạn trẻ không có nghĩa bạn thiếu kinh nghiệm, bạn có "nhiều năm" chưa chắc bạn có "nhiều năm kinh nghiệm". Thời gian là thước đo tốt nhưng nó không hoàn toàn chính xác, đôi khi lại sai.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Nỗi khổ Tôn Ngộ Không

LTPBài này Trần Phan đọc cách đây khá lâu, cũng chẳng nhớ tên tác giả [thành thật xin lỗi].  Tình cờ gặp lại trên một blog. Nói theo ngôn ngữ của bác Miên, chuyện tuy cũ nhưng còn nguyên tính “xời xự”. Treo lên đây để bà con đọc lại chơi.
*
*      *
Vốn người tài nghệ phi thường nên Tôn Ngộ Không mới được làm “anh cả” để bảo vệ Đường Tăng trên hành trình đầy hiểm nguy rình rập. Vốn tính cương trực, không bỏ qua bất cứ điều ác nào, Tôn đã nhiều lần thẳng tay táng cho yêu quái một nhát mỗi khi chúng ức hiếp dân lành. Tôn Ngộ Không như biểu tượng của cuộc đấu tranh với cái ác.
Vậy nhưng, mỗi khi Tôn Ngộ Không giơ gậy giáng cho yêu quái một phát chết tươi thì từ trên trời lại có vị “bề trên” nào đó xuất hiện, hạ lệnh: “Xin ngươi hãy dừng tay, nó là con cháu nhà Trời, hãy để ta thu phục, mang về giáo dục thêm”.
.

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

Hoài niệm Hiệp Khách

Hiệp Khách phát khởi kinhThiên Địa!
Kiếm Ma xuất thế loạn Giang Hồ.

Sinh không gặp thời đừng Uất Hận,

Tửu điếm ngồi đây một Nỗi Niềm.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Dạy con trẻ nói dối

Đắn đo mãi cuối cùng tôi cũng mua cho con gái 12 tuổi của mình chiếc điện thoại di động với sim thuê bao trả sau Mobigold, dù rằng tôi chẳng hề thích trẻ con sử dụng điện thoại di động. Vậy là tôi trở thành người cha dạy con mình nói dối với nhà trường, với thầy cô giáo nơi cháu đang học.

Trường nơi con bé nhà tôi học cấm học sinh sử dụng điện thoại di động khi đi học. Theo lời con gái tôi thì nhà trường phát hiện được sẽ tịch thu ngay cho dù dùng điện thoại trong lớp hay bên ngoài cổng trường. Nhưng tôi không thể không mua cho con bé chiếc điện thoại khi mà thời gian biểu đón cháu thay đổi xoành xoạch, rồi đường phố lại thường xuyên diễn ra cảnh kẹt xe, ùn tắc giao thông.

Cháu học bán trú và thường ra về vào 4 giờ 45 phút chiều nhưng đôi khi, do kẹt xe, nên dù chạy tới cách trường chỉ còn vài trăm mét mà mấy cái lô cốt đã khiến cho tôi mất 30 phút mới tới được trường, thành ra cháu phải chờ đợi. Nếu không có cái điện thoại thì con bé phải mỏi cổ chờ trông. Rồi nhiều khi nhà trường thay đổi tiết học, thế là cháu ra về sớm, nếu không có điện thoại báo cho biết thì tôi làm sao đón được đây?

Hồi cấp 1, trường con bé học có lẽ hiểu chuyện này nên hợp tác với viễn thông lắp một cabin điện thoại công cộng dùng tiền cắc. Nhưng con bé kể, cả trường mà chỉ 1 cái điện thoại công cộng nên khi cần điện thoại cho tôi, cháu phải xếp hàng khá lâu. Bây giờ trường cấp 2 nơi cháu học chẳng hề có cabin điện thoại như trước nữa.

Mỗi lần ra khỏi lớp học, ra về cháu phải đi bộ cách trường vài chục mét mới dám lấy điện thoại ra điện thoại cho tôi, vì nếu không, thầy giám thị phát hiện được sẽ tịch thu. Nhiều bạn cháu đã bị như vậy. Khi sắm điện thoại cho cháu, tôi cứ ngỡ chỉ có mình mới làm vậy, ai dè cháu kể bạn bè cháu ai cũng có điện thoại để điện cho ba mẹ, anh chị tới đón và cũng đều dối thầy cô như cháu, khi học trong lớp thì tắt điện thoại, ra về đi thật xa khỏi cổng trường mới dám điện thoại.

Nghĩ lại cũng buồn, khi mình là cha mẹ lại đi dạy con cái của mình nói dối, dùng điện thoại thì bảo với thầy cô là không. Nhưng tôi càng buồn hơn khi nghĩ về ngành giáo dục và giao thông công chánh.

Đường sá bây giờ quá đông đúc, trở nên chật chội, ít ai dám để con cái mình tự đi bộ tới trường hay đi xe đạp tới trường như trước, ngoại trừ các cháu lớp lớn và nhà gần trường.

Mà cũng kỳ, xã hội thay đổi nhanh chóng, nhịp sống tất bật, hối hả nhưng dường như nhà trường, ngành giáo dục lại tư duy theo kiểu cũ thì phải. Họ tư duy y chang như thời bao cấp hay giáo dục ở nông thôn, tỉnh lẻ. Thời thành phố còn trống vắng hay ở nông thôn, phần đông học sinh tự đi học, cha mẹ chỉ đón đưa các cháu quá nhỏ, còn bây giờ, chục học sinh cấp 2 trở xuống thì tới 7-8 cháu đi học do cha mẹ đưa đón. Thế nhưng ngành giáo dục lại có vẻ ít quan tâm tới điều này, thể hiện qua lịch học thay đổi liên tục, lúc thì ra về 4 giờ, lúc thì 5 giờ chiều. Có khi học sinh gần như nghỉ cả ngày, chỉ đi học có 1-2 tiết thể dục, vẫn phải có cha mẹ tranh thủ nghỉ làm, bỏ công sở đón đưa con tới trường.

Quan sát con tôi đi học, tôi có cảm tưởng nhà trường cứ nghĩ nhà học sinh ở cách trường tầm 1 km trở lại và tự đi bộ đến trường thì phải, hoặc nhà phụ huynh có một người nghỉ làm chuyên đưa đón con cái đi học, nên lắm lúc bố trí tiết học chẳng giống ai.

Nghĩ vậy nên tôi cũng nhắm mắt làm liều sắm cho con cái điện thoại, dù rằng điều đó là dạy cho con mình nói dối.

Nhà vệ sinh và tầm nhìn nghành đường sắt

Xin quý khách kéo tấm lưới bảo hiểm chống ném đá xuống khi tàu chạy. Tôi không thuộc nguyên văn nhưng đại loại nó có nội dung như vậy và thường gắn tấm biển ở các toa tàu ghế ngồi cứng trong các chuyến tàu lửa mà tôi đã đi.
 
Tấm lưới đó và tấm biển nhắc nhở nhằm bảo vệ cho hành khách đi tàu khỏi phải bị tai nạn bởi các trường hợp người dân hay trẻ con hai bên đường sắt ném đá lên tàu khi tàu chạy. Tình trạng trẻ con hay người dân ném đá lên tàu đã xảy ra bao nhiêu năm qua, nhiều trường hợp kẻ ném đá phải ra tòa hình sự, nhiều hành khách bị thương tật, ngành đường sắt thì bị thiệt hại.
 
Và cũng trong bao năm qua, ngành đường sắt phối hợp với công an và chính quyền địa phương tốn bao công sức tuyên truyền người dân sống hai bên đường tàu nhưng xem ra, tình trạng ném đá lên tàu vẫn chưa chấm dứt, dù rằng ai cũng biết nguyên nhân chính của nó. Đó là cái nhà vệ sinh trên tàu.
 
Tôi đoan chắc rằng nếu tấm biển nhắc nhở nói trên mà in thêm bằng tiếng Anh thì chắc khách nước ngoài đi tàu khó lòng hiểu lý do tại sao có tấm biển lạ đời như vậy. 
 
Tôi là người thường đi tàu, từ cái thời là sinh viên ở quê lên thành phố học đại học, nhà cách trường tới 500 km và nay, tôi sống và làm việc cũng cách quê khoảng cách tương tự, nên thời sinh viên, rồi bây giờ, tàu lửa là phương tiện mà tôi dùng khi về quê dịp hè, tết, ngày giỗ, cưới của gia đình.
 
Có lẽ thường xuyên đi tàu lửa cùng với sở thích cá nhân mà bây giờ, gần như tôi trở thành người nghiện tiếng tàu lửa, thèm được ghe tiếng tàu xình xịch lao vun vút trong đêm, tiếng xé gió của nó khi băng nhanh qua đồng trống, tiếng rít khi đứng ở đầu nối của hai toa tàu khi tàu chạy nhanh. Nhưng càng nghiện tiếng tàu lửa, xem đi tàu như một niềm vui, sở thích cá nhân thì tôi càng buồn bấy nhiêu cho ngành đường sắt.
 
Hồi sinh viên, tàu nhếch nhác, bẩn thỉu và mỗi khi đi tàu, tôi bước chân vào nhà vệ sinh giống như bước vào nơi chịu cực hình, bởi nhà vệ sinh thải trực tiếp xuống đường ray, nên nhà tàu chỉ mở cửa nhà vệ sinh khi tàu chạy, còn khi tàu dừng ở ga, nhân viên toa tàu khóa cửa nhà vệ sinh lại.
 
Hơn hai mươi năm sau, những đoàn tàu đã khác, tàu có ghế mềm, có máy lạnh, có giường nệm, thậm chí nhiều đoàn tàu phục vụ khách du lịch, toa tàu giường nằm có khi trang trí nội thất bên trong buồng ngủ chẳng khác gì phòng khách sạn. Đôi lúc còn có điện thoại nội bộ, có màn hình ti vi ngay trong buồng của toa giường nằm. Nhà vệ sinh thì khỏi nói, có tàu thì ốp gạch men bóng loáng, có lavabo sạch sẽ, càng làm cho tôi thích đi tàu nhiều hơn.
 
Thế nhưng, chất thải từ nhà vệ sinh thì vẫn như cũ, vẫn thải trực tiếp xuống đường tàu khi tàu chạy. Tôi không thể hiểu tại sao ngành đường sắt phát triển mạnh hơn hai chục năm qua, nghĩ ra nhiều chiêu hay, hấp dẫn khách đi tàu, cải tiến nhiều thứ và nói chung là hiện đại hơn trước rất nhiều. Vậy mà chỉ riêng chất thải của nhà vệ sinh thì không, vẫn trực tiếp thải xuống đường ray.
 
Mấy hôm nay, trên báo chí lẫn trong nghị trường, người ta nói nhiều tới “siêu” dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hàng chục tỉ đô la, nghe qua hiện đại chẳng kém gì đường sắt cao tốc ở Nhật (nơi Việt Nam tính mua công nghệ), vậy mà hàng ngày, các đoàn tàu lửa vẫn cứ vô tư cho chất thải chảy trực tiếp xuống đường ray.
 
Tôi không quan tâm nhiều lắm tới chuyện đường sắt cao tốc chạy nhanh cỡ nào, tốn bao nhiêu tiền, hiện đại ra sao, mà tôi chỉ mong ngành đường sắt trước khi nhìn xa hàng chục hay hàng trăm năm sau cho công tác hiện đại hóa giao thông nước nhà, hãy nhìn lại các nhà vệ sinh trên các đoàn tàu của mình.

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Vài website đáng được quan tâm ấy nhỉ !

  1. http://www.kynang.edu.vn/
  2. http://www.giaunhanh.com/
  3. http://ketnoisunghiep.vn/
  4. http://vuontoithanhcong.com/
  5. http://www.conduongthanhcong.com/
  6. http://www.baihocthanhcong.com/

Hãy cứ khát khao, hãy cứ dạy khờ

Steve Jobs – Ba câu chuyện cuộc đời

Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải ở các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet. Chủ nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer và xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio.

Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn giản là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc đời nhiều sóng gió và bất ngờ: bỏ học ĐH, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị
Đặc biệt hơn cả, thay vì chúc các tân cử nhân Stanford một sự nghiệp thành công, tương lai chói lọi như thường các đại biểu vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, Jobs đã nói: “Hãy cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish”). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện”.

“Trong suốt thời gian quay về lãnh đạo Hãng Apple, Steve Jobs chỉ nhận lương danh dự 1 USD/năm, mức lương được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là lương giám đốc thấp nhất thế giới.”Bài phát biểu của Steve Jobs (mà ông gọi là ba câu chuyện cuộc đời mình) với hy vọng thêm một góc nghĩ cho các bạn trẻ Việt Nam trước những cuộc thi căng thẳng và những quyết định lớn của cuộc đời.

Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford

Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.

Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu truyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu truyện.

Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm

(Connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn – để thấy con đường mình sẽ phải đi)

Tôi bỏ học ở trường ĐH Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi. Tại sao tôi lại chọn bỏ học?

Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một SV trẻ mới tốt nghiệp ĐH, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi.  Bà tin rằng nên để những người có bằng ĐH mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với 2 vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con gái.

Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờ đợi, nhận được một cú điện thoại lúc nửa đêm: “Có một bé trai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?” Họ vui mừng  đồng ý ngay.  Khi mẹ đẻ mới biết bố mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp ĐH, thậm chí cha tôi còn chưa tốt nghiệp cấp ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi và chỉ nhượng bộ khi bố mẹ tôi hứa sau này sẽ cho tôi vào ĐH.

17 năm sau, tôi vào ĐH thật. Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang với Stanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những người lao động chân tay, đổ vào trả tiền học. Sau sáu tháng, tôi thấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mình muốn làm gì và cũng không biết trường ĐH sẽ giúp mình như thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đây, tiêu tốn những đồng tiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếm được. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thu xếp ổn thoả. Lúc đó thật sự rất run, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng, đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình. Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã bỏ những môn bắt buộc mà mình không thích và bắt đầu kiếm các lớp có vẻ thú vị hơn.

Tôi không được ở KTX, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thật sự thích cuộc sống đó. Và chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi trẻ…lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.

ĐH Reed lúc đó có trường học dạy thiết kế thư pháp, có lẽ là đỉnh nhất trong cả nước.  Mọi mẫu chữ trên các poster, biển hiệu… xung quanh trường đều rất được thiết kế rất đẹp.

Lúc ấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắt buộc nữa, tôi quyết định chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuật để tìm hiểu cung cách thiết kế. Tôi đã tìm hiểu về các mẫu chữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa các mẫu chữ, về các phương cách làm cho kiểu in (typography). Những kiểu cách vẽ chứ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu lịch sử. Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay.

Những thứ viển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nào cho cuộc đời tôi.  Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hết kiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là chiếc máy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp.

Nếu tôi đã không bước chân vào lớp học thiết kế chữ hồi ĐH, chiếc Mac bây giờ sẽ không bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế này. Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thế giới có các kiểu chữ này (vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac). Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp thiết kế chữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có được những mẫu chữ tuyệt diệu hôm nay. Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kết nối các sự việc theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm sau nhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng.

Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn. Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.

Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.

Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới bỏ đi sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải. Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty.

Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.

Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.

Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.

Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar. Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này. Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới. Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.
Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó.

Ghi nhớ rằng “một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi” là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.

Bởi vì hầu hết mọi thứ – những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại – tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.

Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7h30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3-6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết.  Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10 năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để cả mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.

Cả ngày hôm đó tôi nghĩ đến lời chẩn bệnh.  Tối đó tôi lại ngồi khám, người ta cho đèn nội soi vào cổ họng xuống dạ dày và ruột non, lấy kim châm vào tuyến tuỵ để lấy ra một số tế bào từ khối u.  Lúc đó tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi kể lại lúc đó khi các bác sĩ soi các tế bào dưới kính hiển vi họ đã bật khóc vì phát hiện ra đây là một trông số rất ít loại  u ác tính có thể chữa bằng phẫu thuật. Tôi đã qua phẫu thuật và giờ thì khoẻ rồi.
Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta.  Không ai có thể trốn khỏi nó.  Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống.  Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống.  Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới.  Ngay bây giờ “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.

Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nhốt mình trong sự độc đoán, giáo điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói, ước mơ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park, cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính sách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35 năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.

Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng. Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình. Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ.

Cảm ơn các bạn rất nhiều.

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Đàn ông và đàn bà Việt Nam

Vô tình đọc được suy nghĩ về "Đàn ông và đàn bà Việt Nam" qua "lăng kính" của một đạo diễn. Thấy hay nên post cho "bà con" xem chơi. Sau đây là bài phỏng vấn  Phan Đăng Di, đạo diễn phim Bi, đừng sợ! 

Trích:

Hỏi: Phim của anh tách bạch nhóm nhân vật nam và nhóm nhân vật nữ. Một bên là những người đàn ông "yếu đuối" (quyền uy của người ông bệnh tật, nghiện rượu của ông chồng (say xỉn), măng trẻ của cậu con trai) và bên kia là những người đàn bà tìm cách tự giải phóng mình ra khỏi những ham muốn của đàn ông. Anh có nghĩ là ta có thể hiểu rõ hơn về thực trạng của một xã hội qua những quan sát về thân phận người phụ nữ trong xã hội đó ?

Trả lời: Điều đó là hiển nhiên, chí ít thì vì phụ nữ họ là một nửa thế giới, và hơn thế là một nửa mạnh mẽ. Tôi tin điều này qua những gì tôi thấy được từ phụ nữ Việt Nam, họ mạnh không phải vì họ độc lập với nam giới, hay họ nắm quyền điều khiển xã hội, họ mạnh vì có những niềm tin giản dị và nghiêm túc hơn với cuộc sống, Sự nhẫn nại của họ trước những người đàn ông mà đa phần là không trung thực, thiếu tự tin và dễ dàng ngả theo những khoái cảm tầm phào cũng cho thấy họ vững vàng hơn đàn ông về mặt tinh thần... Trong một xã hội nhiều biến động như xã hội Việt Nam (chiến tranh, thiên tai, sự thay đổi liên tục các tín điều do đàn ông vẽ nên rồi lại xóa đi…) mà rồi cuối cùng mọi chuyện vẫn trở nên ổn thỏa được có lẽ là nhờ vào tinh thần bền bỉ chịu đựng và đức hy sinh của người đàn bà. Chính trong tinh thần đó, họ lặng lẽ học cách chấp nhận cuộc sống thường thì không dễ dàng, và chấp nhận những người đàn ông, thường là yếu đuối.
Nguồn diendan.org

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

TDTT là gì nhỉ ?

Có lẽ một số bạn sẽ trả lời nhanh là : Thể dục thể thao. Nhưng xin thưa thời buổi này nếu bạn dùng TDTT nói thì coi chừng người ta hiểu lầm là : Thủ dâm tinh thần, Thủ dâm tư tưởng....đóa

Lòng nhân ái

Các bác cứ chém gió mà không nhìn thấy mặt tốt, lòng nhân ái và sự quan tâm của Đảng Chính phủ và Nhà nước dành cho những người không may mắn, những người bất hạnh hơn chúng ta Vì bây giờ ngay cả trong BỆNH VIỆN TÂM THẦN cũng đã trang bị laptop và wifi cho BỆNH NHÂN, lại còn dạy họ onl, viết blog nữa thôi.

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010

Nghiện bóng đá

Người ta sinh ra nghiện một thứ nào đó là vì thứ ấy có khả năng giải tỏa tâm lý cho họ, chuyển vị họ khỏi thực tại buồn chán đến một cõi hoan lạc nhờ tác dụng của nó. Nhưng chả biết bao nhiêu phần trăm là thuần túy nghiện vẻ đẹp của bóng đá, và bao nhiêu là chăm mua báo bóng đá xem tỉ lệ cá cược?

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

Đón World Cup 2010

Hôm nay, hàng triệu trái tim "người yêu bóng đá" đang hướng về Nam Phi. Lễ khai mạt diễn ra, những tiếng reo hò, tiếng trống kèn vang dội, những ca khúc hát vang 2 bên khán đài...và tui thì đang tắm =))
Ngây Ngô

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Kẻ ác...

Lên Facebook có đọc được một câu, một câu về kẻ ác rất thú vị : "Kẻ ác thường thì sống dai...nhưng chết thảm" =))
Ngây Ngô

Hỏi một câu


tieu tuyet .: sư phụ ơi cho đệ tử hỏi
Tui.: hỏi đi đệ tử
tieu tuyet.:  tại sao khi thấy bạn đệ tử đang ăn
tieu tuyet .: đệ tử hỏi 1 câu
tieu tuyet .: là nó sax tùm lum
Tui .: câu gì đệ tử ?
tieu tuyet .: câu " ủa mèy byk ăn hả"

Tái nạm: Đây là 1 đoạn thoại với nhóc đệ tử =))

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

Thơ nhãm #1

Chúng ta rồi cũng sẽ già.
Sẽ lên nóc tủ ngắm con gà khỏa thân.
Thiệt tình cái này không rõ nguồn

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Vô hóa chất

Mấy anh chị em ngồi ăn cơm bình dân buổi trưa với nhau, có kẻ vui đùa nói rằng: Người ta bịnh bệnh ung thư nên phải vô hoá chất còn mình đang vô hoá chất để rồi bị ung thư. Vì thế từ nay trưa rủ nhau đi ăn cơm thì từ nay gọi là đi vô hoá chất. Nói rồi, tất cả cùng cười.

Đạo và đời

Một người bạn sắp được truyền chức Linh mục ở Huế. Xin chúc mừng bạn.

Nhớ vài năm trước, thằng bạn Lỗ Kính cũng thoát đời lên tu hành ở thiền viện Bát Nhã, Bảo Lộc. Khi đó mình đã làm thơ tặng nó, sau một cuộc nhậu ở Sài Gòn:


Tiên tửu quán tông lỗ kính chi bảo lộc (he he, đạo ý)

Vẫn cùng một cõi trần gian
Mà sao cách trở dặm ngàn người ơi
Tan chiều một giọt chuông rơi
Thiền sư khuất nẻo còn tôi với đời
Mr. Do

--------------
Lỗ Kính dân Huế, gia đình có truyền thống theo Phật nên việc cậu ấy thoát đời theo đạo chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nhưng là một người đam mê thú trần tục, tôi thấy tiêng tiếc cho thằng bạn.

Nhưng mà, chợt nghĩ lại, lấy cái bụng trần tục mình ra làm thước đo thì... thiện tai, thiện tai.

Hồi xưa, trong giờ Xã Hội Học, thầy Hới có kể một câu chuyện. Chuyện rằng:

-  Một gã trí thức đang đi trên đường thì gặp một ni cô xinh như mộng. Chàng chép miệng: Thiện tai, thiện tai, người đẹp như thế này mà đi tu thì phí lắm thay! Ni cô chắp tay: 
A di đà Phật! Một trang nam nhi trí thức như thế này mà không tu hành thì tiếc lắm thay!

Thế rồi cái sự tiếc nuối của Mr. Do hồi đó cũng không kéo dài bao lâu.

Chàng Lỗ Kính lên chốn sơn lâm tu tĩnh. Ngày ngày ăn chay, niệm phật, đọc kinh. Nhưng có lẽ từ trong Rừng Phương Bối nhìn qua chốn Bếp Lửa Hồng nơi các ni cô ngày ngày hành đạo, lòng trần lại kéo về khuấy động, nhà sư Lỗ Kính một ngày nọ đã hạ sơn và "đầu không ngoảnh lại".

Thiện tai, thiện tai!

Kết cục là, nguyên nhà sư 
giờ đang rục rịch rước nàng về dinh.

Ôi, thế giới bị thất thoát một nhà sư nhưng người đẹp lại có một đấng phu quân bảo bọc.

Chợt nghĩ, khi ta mang hạnh phúc - tức sự sung sướng - tới cho một cô gái, đó cũng là tu vậy. Triết lý nhà Phật chắc không nằm ngoài điều đó.

Đạo và đời, đời và đạo cứ lẫn vào nhau. Kẻ u mê này không tài nào phân biệt được.

Thiện tai! Thiện tai!
Nguồn Mr.Do
Tái nạm chút: Lối dẫn dắt hay, câu chữ vui nhộn, và đặc biệt tui khoái cái câu chuyện Ni Cô và chàng Trí Thức.  

Bí kiếp "Độc cô cửu kiếm"

Hình ảnh
Xưa đến nay, bổn phái Đoạt hồn kiếm hàn tử nhai (Đại học khoa học tự nhiên) dưới chân núi Ngũ Vân Cốc(đường Nguyễn Văn Cừ) trải qua mấy trăm năm thành danh trên chốn giang hồ, là môn phái thuộc hàng bắc đẩu trong giớ võ lâm hào kiệt. Bổn phái tồn tại đến ngày hôm nay một phần là do bạn hữu giang hồ kính trọng, trong đó cũng phải kể đến tuyệt học của bổn phái là “Độc cô cửu kiếm” , nay truyền lại cho đám đệ tử mong sẽ có người thành danh, đem tuyệt học bổn phái dẹp an trừ nguy, tạo phước cho bá tánh ! Cần lưu ý võ học dụng ở cái tâm lĩnh hội, không dụng nhiều ở chiêu thức :

Kiếm thứ nhất : Kiếm Tàn Lục Thức(Kỹ thuật lập trình) , chiêu này bao hàm căn cơ nhất cho toàn bộ bí kíp, nếu luyện chiêu này không kỹ có thể dẫn người ta đến con đường bàn môn tà đạo, công lực khó lòng tiến triển ! Là căn bản trong cái căn bản, nếu luyện không thành thì phế bỏ võ công rời khỏi giang hồ mà theo môn phái khác thì hơn.

Kiếm thứ hai : Cầm Trảo Dạ Lôi(Cấu trúc dữ liệu) , kiếm này cao thâm, khó học, nếu tường tận có thể đưa người luyện đến mức cao siêu, chiết giải chiêu thức không mấy gì làm khó ! Xưa nay hiếm người luyện thành chiêu này, phần lớn là bị sư phụ giữ lại núi để rèn luyện (học lại, thi lại)

Kiếm thứ ba : Cửu Sử Diệu Lâm(Cơ sở dữ liệu), chiêu này đưa người luyện tới một khía cạnh khác của võ học, là nội công tâm pháp, luyện thành thục thì hiệu quả cực lớn, xưa nay có cao thủ chỉ cần luyện chiêu này ra bôn ba giang hồ cũng thành danh trong giới võ lâm ! Kiếm này có vài chiêu cần phá giải bao gồm : SQL, Oracle, DB2, M$ SQL, MySQL …

Kiếm thứ tư : Mai Mãn Tiêu (Mạng máy tính) là chiêu ám khí ám toán, tuy bình thường không dùng đến nhưng đến lúc nguy cấp cũng cần để giải vây. Thực là 1 chiêu tiến thủ toàn diện, người luyện sẽ trở nên vững vàng , một số Đệ tử chuyên tâm luyện chiêu này cũng đã thành bậc hảo thủ, tuy lúc luyện có hơi cực khổ (ráp máy, kéo dây, đi mạng, cài IP …) nhưng thành quả đạt được quả là không nhỏ ! Một vài môn phái ra đời từ đó như : Cisco, Linux, Microsoft …

Kiếm thứ năm : Hồi Đao Tuyệt (Hướng đối tượng) môn này xem ra là căn cơ nội công của bộ bí kíp ! Toàn bộ hướng đến việc đơn giản hóa các chiêu thức từ địch nhân, lại dụng tâm suy nghĩ ra đường phản công sắc bén, thành hay bại, một phần lớn nằm trong chiêu này ! Để luyện được, cần phải luyện qua chiêu thứ nhất kỹ càng, nếu dục tốc sẽ dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, học hoài cũng ko thông bất tất không đem ra tỷ thí được ! Nguy cơ rời bỏ võ lâm Trung Nguyên về Tây vực chăn vịt là có thể !

Kiếm thứ sáu : Cửu Nguyệt Phi Mã (Công nghệ phần mềm) , kiếm này bao hàm gần như toàn bộ pho võ học này, nhất nhất phải luyện thành 5 chiêu trên mới nên luyện ! Chiêu này thực ra còn các chiêu khác bên trong như chưởng pháp ”Quỷ Lôi Đồ Ám Phong Môn ” (quản lý đồ án phần mềm), bộ quyền “Hoàng Quyền Thủy Cước Sử Đồ Long” ( Hệ quản trị CSDL), môn nội công chí cao vô thượng “Xung Dương Phá Mạch Huyết Đại Thủ” (Xây dựng phần mềm hướng đối tương) … mỗi chiêu mỗi thức đều có cái hay của nó, thật là trong chiêu có chiêu, thiên ngoại hữu thiên …

Kiếm thứ bảy : Tuyệt Kỹ Đàn Lôi(Thiết kế dữ liệu) ,Từ chiêu này trở đi dành cho người luyện đạt đến mức thượng thừa, không dụng đến chiêu thức mà chủ yếu dựa vào nội công rèn luyện khi bôn tẩu giang hồ, nếu có dụng tâm học hỏi, nên tầm cao nhân mà học hỏi, chiêu này thực ra không có thực, mà chỉ là hư chiêu, vốn đã tiềm tàng trong chiêu thứ sáu, lấy kinh nghiệm mà sinh chiêu thức rất cao thâm.

Kiếm thứ tám : Giả Diện Nhân Dụng(Giao diện người dùng) , kiếm này nhắm đến cái đích là đẹp, đơn giản nhưng tinh tế ! Kiếm này bao hàm cả nội công và chiêu thức thượng thừa lại nắm rõ tâm lý địch nhân mà thi triển theo từng thức cụ thể ! Lúc này cảnh giới đạt được đã là hòa hợp giữa kiếm pháp tinh diệu và dẹp mắt , khiến người xem không khỏi hài lòng.

Kiếm thứ chín : Tâm Kiên Hỏa Tán(Thiết kế hệ thống), kiếm cuối cùng trong phép “Độc cô cửu kiếm” , hướng tới vô ngã, hư hư thật thật, code mà như không code, khí giới phù hợp nhất lúc luyện là Uyển Mã Lao (UML) và Đao Phổ (Design Pattern), luyện đến lúc đạt cảnh giới vô chiêu thắng hữu chiêu, không code mà như code , tức là lên hàng trưởng bối oai trấn giang hồ rồi.

Bí kíp võ công này được truyền lại bởi chưởng môn nhân của Kiếm hàn tử nhai đời thứ nhất ,sau đó thất truyền, chỉ còn bản photo lưu lạc nhân giang, đến nay có nhiều vị tiền bối võ lâm cũng đã lãnh hội được ! Mong rằng hậu bối theo gương đó mà học hỏi, làm rạng danh bổn phái chúng ta !"

Nguồn Nguyễn Tấn Trần Minh Khang
Facebook http://facebook.com/nmkhang


Tái nạm: Mấy ngày nay thấy có mấy cái trên mạng thấy hay hay nên quyết định mở Blog này lưu lại thôi. Và tình hình là nhớ lại "Bí kiếp" của ông thầy Khang nên post lên...he he !